KẾT LUẬN
I. Tóm tắt các vấn đề cần quan tâm
II. Mong ước một tuyển tập Thánh Ca chung
I. TÓM TẮT NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM:
Ý thức các mầu nhiệm Phụng vụ là "chóp đỉnh" sinh hoạt của Giáo Hội,đồng thời cũng là nguồn mạch các nhân đức, nên Công Đồng Vat. II đã dành cả một Hiến Chế để bàn về Phụng vụ. Hiến Chế về "Phụng Vụ Thánh" đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đời sống cầu nguyện của Giáo Hội. Nhờ đó, dân Chúa ngày một ý thức về vai trò quan trọng của Phụng Vụ trong đời sống Kitô hữu và Giáo Hội.
"Thật vậy, nhờ Phụng Vụ, nhất là trong hiến tế tạ ơn (Thánh Lễ), mà "Công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện". Phụng Vụ góp phần rất nhiều để giúp các tín hữu đem cuộc sống mình diễn tả và biểu lộ cho những người khác mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội chân chính…" Việc diễn tả và biểu lộ này được thể hiện qua những hoạt động Phụng Vụ.
Hoạt động Phụng Vụ mang một hình thức cao quý hơn khi các việc phụng tự được cử hành một cách long trọng, với tiếng hát do các thừa tác viên có chức thánh chủ sự và giáo dân tích cực tham dự.
Như thế Thánh Nhạc được Giáo Hội đề cao một cách đặc biệt và được coi là một trong những phần nòng cốt của Phụng Vụ. Bởi vì Thánh Nhạc cùng với Phụng Vụ có cùng một mục đích là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Để đạt được mục đích này, Thánh Nhạc phải có những đặc tính tuyệt diệu là những đặc tính của Phụng Vụ, mà Linh Mục Nhạc Sư Kim Long đã phân tích một cách cặn kẽ trong giáo trình "Thánh Ca trong Phụng Vụ" Ba đặc tính tuyệt diệu đó là:
Ngoài những đặc tính trên đây, chúng ta cũng cần phải lưu ý một điểm quan trọng là tính cộng đoàn trong Phụng vụ, hay cụ thể hơn là phải đặt vị trí ưu tiên của cộng đoàn khi viết và chọn bài hát cho cộng đoàn Phụng vụ! Nghĩa là ca nhạc phải phục vụ cộng đoàn đang cử hành.
Huấn thị thứ ba, số 3 viết: "Hội Đồng Giám Mục sẽ chỉ định một số bài hát có thể dùng trong Thánh Lễ cho những cộng đoàn riêng biệt như thanh niên, thiếu nhi. Những bản hát này phải phù hợp với sự đoan trang thánh thiện của nơi thánh và việc phụng tự…. phù hợp với tinh thần và hoạt động Phụng vụ, …. không ngăn trở sự tham dự sống động của cộng đoàn và phải hướng dẫn sự chú ý và tâm tình và việc thánh đang cử hành".
Về vấn đề nhạc khí, Huấn thị Thánh Nhạc trong Phụng vụ nêu rõ:"Âm thanh của các nhạc khí cần phải làm sao gợi lên được vẻ trang trọng, tinh khiết, đạo hạnh, tránh mọi phát hiện nhạc đời và phải hun đúc được lòng sốt sắng của giáo dân ".
Nói chung Thánh Nhạc, theo cách nói của J. Leben là: "Điểm huyệt của Phụng tự Kitô giáo", nghĩa là trong lịch sử vấn đề ca và nhạc Phụng vụ luôn là đối tượng của nhiều cuộc tranh cãi đôi khi dữ dội; khi mà ca và nhạc do giáo dân đảm trách; khi nhạc bình ca lui bước, cây Guitare được đưa vào nhà thờ, đã làm cho Thánh Nhạc có vấn đề. Theo thiển ý của chúng tôi, khi nói "Ca và Nhạc " là "điểm huyệt" của Phụng vụ, điều đó có nghĩa là ca nhạc Phụng vụ mạnh thế hay yếu thế, hiệu quả hay hậu quả là do được sử dụng như thế nào trong Phụng vụ. Sử dụng ở đây bao gồm một quá trình: hiểu biết, sáng tác, chọn lựa để hát, hát khi nào, lúc nào những bài Thánh ca theo các qui tắc Phụng vụ mà Giáo Hội là Mẹ và Thầy đã khôn ngoan đã đặt ra. Làm theo sự hướng dẫn của Hội Thánh là làm theo Đức Kitô "Là con đường, là sự thật, và là sự sống", Bởi vì "Ai nghe các con là nghe Thầy, mà ai nghe Thầy là nghe Đấng đã sai Thầy tức là Cha".
Những thông điệp, những Huấn thị v.v... của Giáo Hội chỉ nhằm giúp cho Thánh Nhạc làm tròn chức năng của mình là tôn vinh Thiên Chúa và Thánh hóa các tín hữu. Người ta chỉ thực hiện được hai chức năng này khi:
Những điều nói trong tập tài liệu tổng hợp này chỉ nhằm xoay quanh một cố gắng góp phần bảo vệ và xây dựng sự thánh thiện và vẻ nghệ thuật của thánh nhạc trong Phụng vụ. Vì vậy, vấn đề không thể được giải quyết bao lâu những người có khả năng âm nhạc (Nhạc sĩ, ca viên, ca trưởng, nhạc công) lo công việc đàn hát trong Phụng vụ chưa được học hành và hiểu biết vừa đủ về vấn đề này, và bao lâu cộng đoàn Phụng vụ (Tất cả tín hữu tham dự) không đòi cho được phục vụ đúng mức, bằng một lối nhạc hợp với Phụng vụ nhà thờ theo chỉ dẫn và lời dạy của Hội Thánh.
II. MONG ƯỚC MỘT TUYỂN TẬP THÁNH CA CHUNG:
Đã có nhiều tuyển tập Thánh ca ra đời. Những tuyển tập của tập thể như Cung Thánh Tổng Hợp, Tuyển tập Nha Trang, Tuyển tập Thánh Ca Hà Nội ( ), Tuyển tập Thánh ca 1,2 của Ban TN. GP. TP. HCM, Thánh Ca bình dân của , Chung Lời Ngợi Ca 1 đến 5 của Lm. Kim Long chủ xướng, Thánh Ca cộng đồng; những Tuyển Tập cá nhân rất là nhiều: Bộ tuyển tập Ca Lên Đi (gồm 5 cuốn) của Lm. Kim Long, Thánh Ca Vào Đời của Lm. Thành tâm, Bộ Nhạc Khúc Thiên Đường của ND, Ca Ngợi Tình Chúa của Ngọc Linh, Bài Ca Mới của Lm. Thiện Cẩm v.v…
Tuy nhiên điều chúng tôi mong ước là sớm có được một TUYỂN TẬP THÁNH CA CHUNG cho mọi tín hữu và mọi cộng đoàn của Giáo Hội Việt Nam, bởi vì:
Để đáp ứng những nhu cầu trên, thiết nghĩ cần phải có thời gian và sự cộng tác của nhiều người hữu trách cùng với những người có khả năng chuyên môn về nhiều lãnh vực (Thánh Kinh, Phụng vụ, Mục Vụ, Linh Đạo, Huấn Giáo và nhất là Âm Nhạc) để tổng hợp, thẩm định và tuyển chọn các bài ca Phụng vụ. Cũng cần tham khảo ý kiến của cộng đoàn dân Chúa khắp nơi về những bài Thánh Ca đang được sử dụng từ trước đến nay.
Theo ý kiến của nhiều người, TUYỂN TẬP THÁNH CA CHUNG cần có những yếu tố sau:
Cử hành Phụng vụ bao gồm nhiều tác động và nghi thức, nên mỗi thời điểm cần có những bài Thánh Ca khác nhau,bổ túc cho nhau: bộ lễ, các câu đối đáp, tung hô, Alleluia, vinh tụng ca v…v… Phải có những hình thức hát chung và riêng trong Thánh lễ.
Trên đây là một số thao thức mong góp phần phát triển và làm phong phú thêm kho tàng Thánh Nhạc Việt Nam. Những thao thức này là những ý kiến để được các bậc Thầy và các bậc đàn anh hoạt động trong lãnh vực Thánh Nhạc đưa ra ở nơi này nơi kia, vào lúc này lúc khác. Chúng tôi chỉ là người góp nhặt, tổng hợp. Vì thế chắc chắn còn nhiều thiếu sót.Ước mong nhờ sự chỉ dạy và giới thiệu thêm các tài liệu từ các Đấng, các Bậc, chúng tôi sẽ mỗi ngày hoàn thiện hơn.
"Hoàn thiện trong Đức Kitô" (Cl 1, 28).
Nguyễn Duy