Thẩm định lời ca của một bài thánh ca về tính tôn giáo và tính văn chương là một việc làm đòi hỏi sự cẩn thận, khôn ngoan và phải có khả năng chuyên môn cao. Đây là trách nhiệm trước hết của người viết "sáng tác mới", và sau là trách nhiệm của những vị trong ban kiểm duyệt Thánh Nhạc của giáo phận (được Đấng Bản Quyền, tức là Đức Giám Mục giáo phận trao phó).
Sở dĩ trong thời gian khá dài vừa qua có nhiều bài thánh ca "có vấn đề" lại đường đường chính chính được phổ biến và được sử dụng một cách bình thản, là vì:
Do đó, qua các buổi hội thảo, các thông cáo, các vị có thẩm quyền trong lãnh vực thánh nhạc, dựa trên các chỉ thị của Tòa Thánh, đã có những nhận định đâu là đúng, đâu là sai nơi ca từ của những bài hát đang sử dụng. Ta có thể và cần phải đọc lại những nhận định đó.
Những nhận định này cùng với nhiều nhận định khác cho
thấy một số điểm tiêu cực sau:
- Đúng về ngữ pháp, nhưng không đúng về ý nghĩa:
Td1:"Chúa là cánh buồm, con là ngọn gió" (Chúa là Thần Khí)
Td2: "Mẹ là vầng trăng soi ánh dương".(phản chiếu ánh mặt trời)
Td 3:"Tôi đã chọn Người làm bạn hữu" (Chúa mới chọn chúng ta làm gì là tùy Chúa)...
- Không rõ ý, không đúng ý hoặc vô nghĩa:
Td 1:"Lòng khao khát chân thành đón bao tội đời" (phúc vinh muôn đời)
Td 2: "Xin Ngài tha thứ cho con nỗi phiền muộn đắng cay con tự chuốc cho mình"
Td 3: "Người tình còn đó chết treo khổ giá buồn" ?
- Những câu không trọn nghĩa, hoặc bay bướm, khách sáo:
Td 1: "Lối đường trên trần thế, nhiều gai góc hồn bơ vơ ngàn muôn hướng, ngước nhìn về trời mịt mù mà nhiều nỗi vấn vương".
Td 2: "Ôi Mẹ Lavang, trọn đời sống theo gương Mẹ..." (thiếu chủ từ).
Td 3: "Và ngày qua trong im lặng, ôi quá xa
Trong mơ màng, trong vỡ tan những huy hoàng chắp tay"
- Tín lý:
Đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu tâm. Mặc dầu Hiến Chế Phụng Vụ số 121 đã quy định "Lời ca phải thích hợp với giáo lý công giáo...", thế nhưng đã có những bài ca có:
- Lời ca không phù hợp với giáo lý:
Td 1: "Con tôi thờ Thiên tính, ngự trong bánh hữu hình"
hoặc "Trong hình bánh Chúa náu thân khó hèn ..."
Td 2: "Ngôi Lời đã sinh ra trong máng cỏ Belem..." hoặc
"Mừng sinh nhật Chúa Ngôi Hai..."
Td 3: "Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai..."(về Đức Mẹ)
Td 4: "Cùng dâng lên với Mẹ Mình và Máu Chúa Giêsu trong hình bánh rượu ngọt ngào tình thương, cùng hiệp dâng, dâng lên mối tình..."(Với Mẹ con dâng của Thiên Tân).
- Lời ca trình bày giáo lý không rõ ràng, có thể gây lầm lẫn:
Td 1: "Xin Cha nhận lễ dâng qua đôi tay của Thánh Thần"
(Chúa Thánh Thần đâu có nhập thể, KT không dùng hình ảnh này)
Td 2: "Hồn con được nuôi dưỡng bằng chính Máu Thịt Cha
Cha đã ban Con mình làm của ăn phần rỗi".
Td 3: "Này nguồn ơn vô nhiễm" (hát về Đức Mẹ: phải viết là Mẹ được ơn vô nhiễm).
Những thiếu sót trên có thể do sự phân biệt không chính xác các từ công giáo, hiểu sai ý nghĩa, dẫn đến sử dụng không đúng.
- Chưa thấu đạt, hoặc chưa phân biệt ý nghĩa các từ ngữ công giáo:
Các từ gốc Do thái:
- GIAVÊ: là tên Thiên Chúa tự đặt cho mình (Xh 3,14). Nguyên ngữ là Yahweh. Để tránh tục hóa, người Do thái không còn gọi tên Giavê nữa. Vì thế, các bản dịch Thánh Kinh và Phụng vụ mới không dùng từ Giavê nữa mà dịch là Đức Chúa. Tiếng Do thái viết là YHWH nên đến bây giờ chưa ai biết đọc 4 phụ âm này thế nào cho đúng.
- Từ HAL-LE-LU-IA (Chúng ta hãy chúc tụng Chúa) phải đi liền một mạch và nhấn mạnh ở âm tiết LU. Nếu viết "Al-le, Al-le-luia ta nào vui lên "thì không đúng. Từ "Maria" cũng vậy nhấn mạnh ở RI: Ma-rí-a. v..v..
- Từ AMEN: ...
Các từ công giáo thường dùng lẫn lộn:
- Danh xưng CHA chỉ dành cho Thiên Chúa Cha, tránh sử dụng cho Chúa Giêsu là Ngôi Con.
- Con Người ¹ người con.
- Chiên Thiên Chúa ¹ Chúa chiên.
- Phục sinh ¹ hồi sinh.
- Đồng công ¹ hiệp công (Thường nói Đức Mẹ hiệp công với Đức Giêsu cứu chuộc...)
Những kiểu nói không ai dùng:
- Từ rất xa khơi, từ rất xa mờ.
- Hồn hoang xơ xác – Lạy Chúa rất cao !
- Bờ đá xanh tạ tội...
Những sai sót trong nội dung lời ca đã vậy, người ta lại còn gặp thấy những sai sót cả trong hình thức nữa, nghĩa là những sai sót trong việc sử dụng ngôn ngữ tạo thành lời ca. Lời ca trong mỗi câu nhạc phải là một câu thơ bao gồm các thành phần: từ ngữ, nhịp điệu, vần, ngữ điệu. Xét về tính văn chương, lời ca phải có tính chất của thi ca. Mặc dầu giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ âm nhạc có nhiều nét khác biệt, nhưng vẫn có những nét tương đồng. Dựa vào những yếu tố này, ta có thể nêu ra một số trường hợp lời ca của một số sáng tác chưa được quan tâm, để lại những tiêu cực không đáng có.
Lời phải cô đọng, không thừa không thiếu:
Td 1: Như đất đai khô cằn
Đang mong đợi nước nguồn
Hồn con mong đợi Chúa
(Như tuần phiên mong đợi bình minh) (thừa)
Td 2: "Ôi Mẹ La vang trọn đời sống theo gương Mẹ
(thiếu chủ từ Ê con nguyện )
Nhạc và lời không ăn khớp với nhau:
Td 1:
Tiểu khúc trùng lắp ý:
Td 1: Bài "Xin vâng" của Mi Trầm, có hai PK, nhưng thật ra chỉ là một.
Td 2: Bài "Tôi vào đời" Của Từ Duyên
Có 4 tiểu khúc nhưng đều chung một ý tưởng.
Lộn xộn trong đối tượng xưng hô:
Td 1: Lúc thì Chúa, lúc thì Cha
Lúc thì con, lúc thì tôi.
Td 2: Lúc thì thưa với Chúa Cha, lúc thì lại nói với Chúa Giêsu
(trong cùng một tiểu khúc hay một điệp khúc)
Không thống nhất ý tưởng, tâm tình cầu nguyện:
Td 1: Bài "Chúa tới gọi con về" (Lan Thanh)
Tk 1 + 2: Cầu cho người đã qua đời.
Tk 3: Lòng ăn năn thống hối của người còn sống.
Td 2: Bài "Bỏ Ngài con biết theo ai" (P.Kim)
Đk, Tk 1, TK3: Rất hay, một ý tưởng rõ rệt.
TK 2: chẳng ăn nhập gì cả.
Phép so sánh không chỉnh :
Td 1: "Chúa ơi như đỉnh thiên sơn, công lý Chúa cao vời.
Và phán quyết Chúa thẳng ngay" (Dao Kim)
Không ai dùng hình ảnh đỉnh thiên sơn (có nghĩa cao vời, bền vững) để so sánh với phán quyết Chúa thẳng ngay.
Td 2: "Trinh Vương Maria" (Phạm Đức Huyến)
Chỉ có vế so sánh mà không có vế được so sánh.
Và con rất nhiều sai sót trong ngữ pháp, trong cách sữ dụng từ ngữ, nhất là tính từ và vần điệu...người tinh tế có thể dễ dàng nhận ra được. Thiết tưởng từ một số dẫn chứng giới hạn và chủ quan trên cũng có thể giúp ích cho chúng ta và gợi lên cho chúng ta một số tiêu chuẩn hướng dẫn việc đặt lời cho bài thánh ca. Những tiêu chuẩn này sẽ làm cho lời ca thấm nhuần Kinh Thánh, và phong phú tư tưởng hay chất lượng thần học.